Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011

Phật pháp nhiệm mầu

Phật pháp nhiệm mầu kỳ 2 - Cư sĩ Minh Đức - Diệu Tấn

Phật pháp nhiệm mầu kỳ 3 - Cư sĩ Tịnh Long (1-2)
Phật tử Lê Lam -- pháp danh Tịnh Long, hiện ở Thuận An, Bình Dương, nguyên quán: Quảng Trị. Đây là một con người rất đặc biệt, gần hơn nửa quãng đời của phật tử này chỉ đem lại đau khổ cho bản thân và người khác. Sinh ra trong một gia đình nghèo, không chấp nhận chịu khổ, chỉ muốn ăn chơi, lêu lổng, nên ngay từ nhỏ Tịnh Long đã gia nhập vào những băng đảng trộm cắp ở quê nhà, để rồi phải vào tù ra tội. Cho đến khi lớn, để có đủ tiền thỏa mãn những nhu cầu sa đọa, Tịnh Long đã tiếp tục dấn thân vào cuộc sống ngoài vòng pháp luật và đỉnh cao trong chuỗi ngày đó là những chuyến vượt biên, nhưng không thành, phải sống ở những trại tị nạn. Chính cuộc sống này, đã dạy cho Tịnh Long những mánh khóe, những mưu mô, gian xảo hơn để sau này trở thành một tay anh chị. Khi trở về, Tịnh Long đã tiếp nhận quản lý đường giây "gái ăn sương" ở Bình Dương.... Không chỉ có ăn trộm cướp của, gây những nỗi đau cho những người xa lạ, mà ngay cả với chính những người thân của mình, Tịnh Long cũng đã cư xử rất tàn bạo như: trói vợ, đánh đập em... Nhưng nhờ còn chút duyên lành, Tịnh Long đã được những người bạn thiện tri thức hướng dẫn tìm về với Phật. Và dưới ngọn đuốc trí tuệ của Phật pháp, và một quyết tâm làm lại cuộc đời, Tịnh Long đã "phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật", không còn sống ngoài vòng pháp luật nữa, mà trở về chùa, quy y Tam Bảo, trở thành một công dân tốt, sống đúng theo lời dạy của đức Phật và pháp luật. Không những thế, giờ đây Tịnh Long còn trở thành một người có ích cho xã hội, một người chồng tốt, một người cha gương mẫu, một người con hiếu thảo

Phật pháp nhiệm mầu kỳ 3 - Cư sĩ Tịnh Long (2-2) 


 Phật pháp nhiệm mầu kỳ 4 - Cư sĩ Tắc Quý

Nghiện rượu luôn là một tệ nạn nhức nhối của xã hội. Đó cũng là mầm mống để bao gia đình tan nát, là nhân tố để xã hội lung lay. Và cư sĩ Nguyễn Hoàng Trọng, pháp danh Tắc Quý, sinh năm 1956, nhà ở tại quận 8, tp HCM từng là một trong những người nghiện rượu. Vì không làm chủ được bản thân, nên khi gặp khó khăn, ông đã tìm đến với rượu, lâu dần ông trở thành kẻ nghiện rượu. Ngày nào cũng phải có rượu, nếu không có rượu thì không thể làm gì được.Và từ chỗ là một người chồng hiền, ông đã trở nên hung dữ, đánh đập vợ con, tiêu tán tài sản, trở thành kẻ ăn bám xã hội...buộc phải vào trường thanh thiếu niên giáo dục quận 8 để cai rượu. Cuộc đời của ông tưởng chừng như không thể cứu vãn được nữa. Nhưng nhờ vợ con yêu thương lên chùa làm công quả hồi hướng cho ông, và một chút phước đức còn lại từ kiếp trước, ông đã biết tới câu niệm Phật, và đặt trọn niềm tin vào Phật. Để rồi sau vài tháng niệm Phật, ánh sáng Phật pháp đã giúp ông từ từ tìm lại được chính mình, thoát khỏi ma men, trở về với gia đình, xã hội, với đúng vai trò người chồng người cha của mình.


Phật pháp nhiệm mầu kỳ 5 - Cư sĩ Quảng Thông

 Mỗi người một nghiệp duyên, nên con đường gặp Phật pháp của mỗi người là khác nhau. Có những người ngay từ nhỏ đã thấm nhuần câu kinh, tiếng kệ, và rồi cuộc sống của họ, diễn ra rất êm đềm vì đã có một điểm tựa tâm linh vững chắc. Cũng có những người lại không được may mắn như vậy, họ sống trong môi trường Phật pháp nhưng lại không thể sớm nhận ra được những giá trị đích thực từ những bài dạy của Phật, thậm chí họ còn phỉ báng, khinh chê Tam Bảo. Cho đến khi mệt mỏi vì phải bươn chải với đời, có những giây phút hụt hẫng và trống vắng, họ mới quay về tìm đến cửa Phật. Một trong những người như thế là bà Hứa Thị Thanh Vân, pháp danh Quảng Thông, sinh năm 1954, là giám đốc công ty Tân Việt Mỹ, cùng nhiều cơ sở kinh doanh khác. Mẹ là một phật tử thuần thành, thường xuyên tới chùa, nhưng bà không hề tin vào Phật, không bao giờ bước chân vào chùa, là người sống không tôn giáo, chỉ chú tâm vào việc làm ăn. Nhưng nhờ chút duyên lành, bà đã biết quay đầu hướng về Phật pháp, và nương tựa vào Tam Bảo. Giờ đây, ngoài việc thành đạt trong công việc, bà còn có một cuộc sống tinh thần phong phú, khi đặt trọn niềm tin vào Tam Bảo và sống theo luật nhân quả, làm lành tránh ác.


Phật pháp nhiệm mầu kỳ 6 - Cư sĩ Diệu Hiền

Phật pháp nhiệm mầu kỳ 6 - Cư sĩ Diệu HiềnTrong cuộc sống gia đình Á Đông người phụ nữ luôn là những người phải nhẫn nhịn, chịu đựng, có đôi khi còn bị ức hiếp. Nhiều người chấp nhận điều đó và cho đấy là điều hiển nhiên, mà không cần tìm hiểu lí do. Thế nên cuộc đời của họ gắn chặt với nước mắt và tủi hờn đặc biệt là khi họ gặp phải người chồng tệ bạc. Họ sống trong bế tắc, và không thể hóa giải được những nội kết trong lòng, dẫn tới cuộc sống gia đình giống như địa ngục. Điển hình trong số đó là cô Nguyễn Lệ Hồng, pháp danh Diệu Hiền quê ở Cà Mau. Trong những năm tháng tủi hơn ấy, nhiều lúc cô không còn muốn sống, và đã 2 lần tự tử. Tưởng chừng như cuộc đời cô đã an bài, không ai có thể cứu giúp được cô. Nhưng như có một phép mầu, khi cô đến với Phật, tìm hiểu giáo lý Phật đà. Dần hiểu ra tại sao mình lại có một cuộc sống như thế? Rồi từ từ biết áp dụng những lời dạy của Phật vào cuộc sống để chuyển hóa được nỗi khổ đau của mình, từ từ an nhiên sống trong hiện tại.


Phật pháp nhiệm màu kỳ 7 - Bạch Tuyết & Thanh Kim Huệ (1-2) 

Phật pháp nhiệm màu kỳ 7_Bạch Tuyết&Thanh Kim Huệ. Người nghệ sĩ luôn là những người đa sầu, đa cảm không những thế họ còn luôn có một trái tim nhạy cảm đặc biệt là những người nghệ sĩ nữ. Có lẽ vậy, mà cuộc sống sau sân khấu của họ luôn gặp những sóng gió, trắc trở. Đối với họ, mọi người thường cho rằng: "hồng nhan bạc mệnh". Nhưng khác hẳn như thế, hai nghệ sĩ Bạch Tuyết và Thanh Kim Huệ, ngoài việc thành công trên sân khấu cải lương, được khán thính giả hâm mộ, họ còn có một cuộc sống gia đình khá yên ấm, một đời sống tâm linh phong phú. Có được như vậy là vì họ đã sớm biết tới những giáo lý Phật đà, để từ đó đem ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày. Giờ đây, khi đã bước sang tuổi xế chiều, và nhìn lại, họ đã không còn cảm thấy nuối tiếc vì thời gian trôi đi quá nhanh. Bởi họ đã thực sự sống trong từng khoảnh khắc của quá khứ, của hiện tại và họ sẵn sàng đón nhận những gì xảy ra trong tương lai vì họ đã hiểu ra được một chân lý: " gieo gì gặt nấy" và hơn hết bên họ luôn có sự gia hộ của Tam Bảo.



Phật pháp nhiệm màu kỳ 7 - Bạch Tuyết & Thanh Kim Huệ (2-2)


Phật pháp nhiệm mầu kỳ 8 (1-2) 

Lê Phước Vũ, sinh năm 1963, pháp danh Hoằng Lược, nguyên quán Quảng Nam, hiện ở quận 2, tp HCM, là chủ tịch, kiêm tổng giám đốc tập đoàn công ty Tôn Hoa Sen. Với ý chí, và quyết tâm làm giàu chân chánh cùng với sự gia hộ của Tam Bảo, Phật tử Hoằng Lược đã sớm trở thành một doanh nhân thành đạt. Nhưng danh vọng, tiền tài không làm cho Hoằng Lược quên mình là một người con Phật đã quy y Tam Bảo. Nên dù công việc kinh doanh bộn bề, nhưng Phật tử Hoằng Lược vẫn ăn chay trường, và đã khéo léo áp dụng lời Phật dạy vào trong công việc để vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ đối với xã hội, mà vẫn có đủ thời gian để nuôi dưỡng và thăng tiến trên lộ trình tâm linh của mình. Như là, Phật tử đã áp dụng và thực hành theo hạnh Bố thí, một trong sáu hạnh của hàng Bồ-tát nhập thế. Đối với những người bất hạnh, không may mắn trong cuộc sống, Phật tử Hoằng Lược đã giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn bằng nhiều hình thức từ thiện xã hội khác nhau như phát quà cho trẻ em nghèo, cứu trợ đồng bào thiên tai bão lụt... Ngoài ra, gia đình Phật tử còn có tâm hộ trì chánh pháp rất lớn điển hình là phụ giúp Hòa thượng Thích Trí Tịnh xây dựng chùa Vạn Đức, Vạn Linh...



Phật pháp nhiệm mầu kỳ 8 (2-2)


Phật pháp nhiệm mầu kỳ 9 - Gia đình PT Quảng Báu
 Mọi người luôn cho rằng ăn chay trường là điều chỉ dành cho tu sĩ -- những con người tu khổ hạnh, chỉ biết thiểu dục tri túc. Và ăn chay sẽ không có lợi cho sức khỏe, sẽ làm cho con người thiếu sức đề kháng, cũng như trí tuệ không được phát triển toàn diện. Nhưng trong chương trình Phật Pháp Nhiệm Màu kỳ IX, qua trường hợp chị em Nguyễn Ngọc Huyền -- PD Quảng Lành và Nguyễn Thị Thu Huyền -- Quảng Hiền, chúng ta hoàn toàn thấy trái ngược với những nhận định trên. Bởi hai em sinh ra trong một gia đình tri thức trẻ, bố làm dược sĩ, mẹ làm y sĩ, nhưng cả hai em đã ăn chay từ nhỏ, nhưng các em đều là những trò giỏi con ngoan. Không chỉ có vậy Quảng Lành còn đạt được rất nhiều giải thưởng như: huy chương bạc trong cuộc giao lưu toán toàn quốc lần thứ 2, giải nhì trong chương trình Thần đồng Đất Việt do VTC tổ chức...



Phật pháp nhiệm mầu kỳ 10 - Phật tử Đức Ngà 
 Tình yêu -- hôn nhân luôn là vấn đề mà nhiều bạn trẻ quan tâm. Tuy nhiên, nhiều bạn đã gặp phải rào cản, không đến được với nhau chỉ vì họ không cùng tôn giáo. Hồ Ngọc Chi Ngọc là một trong những người rơi vào hoàn cảnh như thế. Không chấp nhận điều này, cô quyết tâm đi tìm một câu trả lời thích đáng cho cuộc đời mình. Trên con đường ấy, cô đã luôn được sự gia hộ của Quán Thế Âm Bồ-tát, và ngọn đuốc trí tuệ của Phật pháp cũng luôn dẫn đường cho cô. Trong chương trình Phật pháp nhiệm màu kỳ X, cô sẽ kể cho mọi người nghe cô đã tìm ra câu trả lời cho cuộc đời cô như thế nào.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét